Các bước thực hiện phương pháp chi phí vào tính giá BĐS

0
470

Bước 1: Ước lượng giá trị mảnh đất của bất động sản cần định giá, coi mảnh đất đó là đất trống và việc sử dụng công trình hiện tại là sử dụng cao nhất, tốt nhất

Bước 2: Ước lượng chi phí hiện tại để xây dựng công trình mới hoặc thay thế công trình trên mảnh đất (2). Chi phí thay thế công trình là chi phí hiện hành để xây dựng một công trình mới có giá trị sử dụng tương đương công trình cần định giá, bỏ qua tất cả những khiếm khuyết lỗi thời.

Nhưng dù tính theo phương pháp nào, nhìn chung cũng đều cần chia các loại chi phí xây dựng công trình ra thành chi phí trực tiếp và gián tiếp, khi đó:

Chi phí thay thế = chi phí + chi phí + lợi nhuận

công trình trực tiếp gián tiếp nhà đầu tư

Bước 3: Ước lượng số tiền giảm giá tích luỹ của công trình trên miếng đất cần định giá trên cơ sở xem xét mọi nguyên nhân hao mòn và lỗi thời (bao gồm hao mòn tự nhiên, hao mòn lỗi thời chức năng, hao mòn lỗi thời bên ngoài) (3). Để tính tổng giảm giá tích lũy của một công trình cũng có nhiều phương pháp:

– Phương pháp kỹ thuật: thực tế là việc tính tổng các yếu tố gây ra giảm giá công trình, rồi từ đó vốn hóa phần thất thu tiền thuê.

– Phương pháp rút ra từ thị trường: là việc tìm kiếm thông tin về bất động sản so sánh và thực hiện điều chỉnh với các so sánh cho một số yếu tố nhất định. Từ đó tính toán tất cả các yếu tố giảm giá tích lũy từ tất cả các nguyên nhân, đây được coi là phương pháp dễ hiểu và dễ chấp nhận.

– Tính giảm giá tích lũy theo tuổi công trình. Các loại tuổi công trình được sử dụng ở đây bao gồm có tuổi kinh tế và tuổi hiệu quả của công trình. Tuổi kinh tế của công trình là thời gian từ khi công trình được xây dựng cho đến khi nó trở thành gánh nặng kinh tế. Tuổi hiệu quả của công trình thể hiện các điều kiện và sử dụng thực tế của công trình từ khi đưa vào hoạt động. Tổng giảm giá tích lũy được tính bằng chi phí tái tạo công trình nhân với tỉ lệ giữa tuổi hiệu quả và tuổi kinh tế của công trình.

Bước 4:

Giá trị còn lại = Chi phí thay thế công trình – Tổng giảm giá tích luỹ

(4) = (2) – (3)

Bước 5: Ước tính phần giảm giá của các công trình xây dựng phụ, các chi phí của các công trình cải tạo khác trên địa điểm (5)

Bước 6:

Giá = Giá đất + Chi phí công trình + Các chi phí công trình phụ

bất động sản đã giảm giá đã giảm giá

(6) = (1) + (4) + (5)

Bước 7: Điều chỉnh giá trị ước tính của bất động sản mục tiêu với giá trị của tài sản cá nhân đã đưa vào tính toán chi phí

Giá trị toàn quyền sở hữu = Giá bất động sản – Giá trị tài sản cá nhân

Phương pháp chi phí ít khi được áp dụng để định giá bất động sản tạo thu nhập vì chi phí không phải lúc nào cũng bằng giá trị và có những chi phí không tạo ra giá trị. Phương pháp này đòi hỏi người định giá phải có những kiến thức nhất định về xây dựng, có kinh nghiệm định giá và thường được áp dụng cho những trưòng hợp định giá bất động sản công như trường học, bệnh viện, nhà thờ…nhằm xác định giá trị đền bù giải phóng mặt bằng khi dỡ bỏ do nhà nước thu hồi, nhằm phục vụ cho tính thuế, bảo hiểm, thế chấp

Nguồn vốn ODA của Nhật bản vào Việt Nam

Với vị thế là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam (베트남진출) , Nhật Bản luôn đứng đầu trong các dự án đầu tư tại Việt Nam kể cả về nguồn vốn FDI và nguồn vốn ODA. Là một phần của gói giải pháp nhà máy, tập đoàn công nghiệp nặng Nhật Bản IHI mang đến cho khách hàng những dịch vụ được thiết kế riêng, cùng với các sản phẩm có tốc độ và độ chính xác cao của chúng tôi, hiệu quả sản xuất tại các nhà máy sẽ được nâng cao. Được thành lập năm 1853 tại Tokyo (Nhật Bản), hiện nay IHI hoạt động trên toàn cầu với hệ thống 259 công ty hợp nhất, với khoảng 27.500 nhân viên trên toàn thế giới. Tổng doanh thu của công ty trong năm 2013 (tính tới ngày 31/03/2014) đạt 1.304 tỉ yen (khoảng 12 tỷ USD). Để minh chứng cho điều này Nhật Bản tiếp tục mở rộng thị trường của mình tại các KCN ở Việt Nam.

Ví dụ: Năm 2012 đã đầu tư hơn 70.000.000.000 đã đầu tư thành lập công ty CP Kizuna – JV với khu dịch vụ nhà xưởng xây sẵn tại Long An. 

 

.