Các tiêu chí mô hình KCN thân thiện môi trường

0
402

Theo các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã đạt được trong Dự án Cục BVMT – Bộ TN&MT: "Sự nghiệp phát triển kinh tế phục vụ quản lý nhà nước về BVMT" (giai đoạn I và II), thì mô hình KCN TTMT có 3 mức thang bậc phân loại tiêu chuẩn pháp lý và quản lý chính bao gồm: Kiểm soát và xử lý ô nhiễm (giải pháp công nghệ cuối đường ống) Sinh thái môi trường (giải pháp SXSH, xanh – sạch – đẹp) Sinh thái công nghiệp (giải pháp công nghệ trao đổi chất hai chiều khép kín, có ít hoặc không có chất thải)

Tuy nhiên, vì lĩnh vực sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp hiện chưa có đủ các quy định pháp lý và quản lý cho việc áp dụng chính thức, cho nên còn là các hướng đi khuyến khích áp dụng cho PTBV. Trong đó, các phân cấp 1, 2 và 3 tương ứng với các phân cấp phát triển văn minh từ Hậu công nghiệp trở lên theo con đường phát triển nền kinh tế tri thức, được tính từ thời điểm năm 1970 khi xuất hiện các ý tưởng đầu tiên về nhiệm vụ kiểm soát, xử lý ô nhiễm công nghiệp và PTBV. Văn minh công nghiệp (mức 0) được coi là phân cấp chưa TTMT và gây ô nhiễm môi trường công nghiệp do các mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp khi đó thuộc dạng KCN, KCX, CCN tập trung hệ cổ điển, có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao và công tác BVMT công nghiệp chưa được quan tâm thực hiện. đây gọi là phân cấp tiêu chí TTMT chung áp dụng cho nền sản xuất công nghiệp quy mô lớn. Do vậy, trong trường hợp mô hình KCN TTMT thì có thể hiểu rõ hơn về khái niệm và tiêu chí TTMT là ứng dụng chủ yếu vào mục đích đánh giá về các mức độ thực thi thực tế công tác QLMT, các giải pháp công nghệ, định hướng sinh thái môi trường và công nghiệp ở phạm vi CSSX, xí nghiệp, nhà máy, DN, công ty và KCN, KCX, CCN tập trung nhằm tìm đến các giải pháp thực tiễn đơn dòng (giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm), hay là sự kết hợp đa dòng giữa các yêu cầu để được tiêu chí TTMT ngày càng cao (giải pháp sinh thái môi trường và công nghiệp), có tính chất thích hợp và phù hợp với các điều kiện quá độ hiện thời của nền sản xuất công nghiệp, bảo đảm tính khả thi và hiệu lực cao cho các giải pháp QLMT và công nghệ được lựa chọn áp dụng, đồng thời bảo đảm khả năng định hướng tương lai tiến đến nền sản xuất sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp bền vững. Tuy nhiên, trong các điều kiện tiến hành CNH, HĐH quá độ nền kinh tế, do áp lực cạnh tranh cao của thị trường hàng hóa và khả năng phát triển KHCN cao phụ thuộc vào biên độ chu kỳ thời gian chi phối, cho nên khả năng áp dụng các giải pháp công nghệ và QLMT của các KCN, KCX, CCN tập trung nhằm chuyển đổi sang mô hình KCN TTMT gặp rất nhiều khó khăn và có khả năng hạn chế.

 Nhìn chung, ưu điểm chính của hệ thống phân loại mô hình KCN TTMT theo bảng 3 và 4 ở trên là các KCN tập trung có thể tự chủ dễ dàng lựa chọn chiến lược và phương pháp tổ chức chuyển đổi xây dựng mô hình KCN TTMT theo yêu cầu sinh thái công nghiệp hiện đại bền vững, phù hợp với các điều kiện thực tế cụ thể của KCN về nguyên tắc thể chế kinh tế, cơ cấu nghành nghề, loại hình công nghiệp, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, trình độ phát triển QLMT, trình độ phát triển công nghệ sản xuất và BVMT KCN nhằm từng bước thỏa mãn các yêu cầu QLMT của Nhà nước, phát triển KHCN, luôn thích ứng thị trường và định hướng phát triển theo mô hình KCN sinh thái tương lai. KCN Mỹ Phước sẽ thực hiện dự