Đánh giá ODA theo loại hình viện trợ

0
407

Các nước châu á vẫn là đối tác đầu tư chính vào Việt Nam, chiếm 80,5% tổng vốn đăng ký, trong đó Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc (3 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam) và Trung Quốc (kể cả Hồng Kông) chiếm 46,3% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam, 24,2% là đầu tư từ các nước ASEAN.

Các nhà đầu tư từ EU chiếm 13,6% tổng vốn đăng ký, châu Mỹ-chiếm 9,8%, Australia, New Zealand chiếm 1,5% và các nước khác 1,4%. Trong số các nước công nghiệp phát triển (G7) ngoài Nhật Bản đang là nước đứng đầu về vốn đầu tư thực hiện tại Việt Nam, các nước còn lại đầu tư chưa lớn và chưa tương xứng với tiềm năng. Nhật Bản hiện có 481 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,35 tỷ USD, đứng thứ 3/68 các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam, nhưng lại là nước đứng đầu về vốn đầu tư thực hiện (4,1 tỷ USD- bằng 81% tổng vốn đăng ký). Quy mô các dự án đầu tư của Nhật Bản đạt 10,7 triệu USD, cao hơn mức bình quân của toàn quốc. Vốn đầu tư của Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 76,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Pháp đứng thứ 7/68 các nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam và dẫn đầu các nước EU về ĐTNN tại Việt Nam với 141 dự án còn hiệu lực, vốn đầu tư đăng ký là 2,15 tỷ USD, vốn thực hiện 1,05 tỷ USD, bằng 48,7% tổng vốn đăng ký. Quy mô vốn đầu tư là 15,3 triệu USD/dự án, cao hơn mức bình quân của cả nước. Các dự án của Pháp phân bổ tương đối đều giữa các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, riêng lĩnh vực dịch vụ chiếm 37,5% về số dự án và 49% về vốn đầu tư đăng ký. Vương quốc Anh có 59 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.201,5 triệu USD, vốn thực hiện đạt hơn 600 triệu USD, bằng 49,9% tổng vốn đăng ký, đứng thứ 12/68 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam và đứng thứ 3 trong các nước EU đầu tư tại Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư đạt 20,3 triệu USD/dự án, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Các dự án của Anh tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm 64,1% về số dự án và 92% về tổng vốn đầu tư đăng ký.

Cộng hoà Liên bang Đức có 57 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 253,6 triệu USD, vốn thực hiện 122,8 triệu USD, bằng 49% tổng vốn đầu tư đăng ký, đứng thứ 21/68 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam và đứng ở vị trí thứ 5 trong các nước EU đầu tư tại Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư là 4,5 triệu USD/dự án, tương đối thấp so với mức bình quân của cả nước. Italia có 16 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 40 triệu USD, đã thực hiện trên 9,5 triệu USD, bằng 23,5% tổng vốn đăng ký, đứng thứ 35/68 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam. Qui mô vốn đầu tư là 2,7 triệu USD/ dự án, thấp so với mức bình quân của cả nước. Vốn đầu tư của Italia chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 61% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hoa Kỳ có 209 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1,27 tỷ USD, vốn thực hiện 719,6 triệu USD, bằng 56,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, đứng thứ 11/68 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư Việt Nam. Vốn đầu tư của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chiếm 60% tổng vốn đăng ký. Qui mô vốn đầu tư là 6 triệu USD/ dự án, thấp so với mức bình quân của cả nước. Ngoài ra, một số Công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh hoặc các công ty con đăng ký tại các nước và vùng lãnh thổ thứ ba (như British Virgin Islands, Singapore, Hà Lan..). Theo thống kê sơ bộ, 24 tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ (xếp hạng trong Global 500) đã đầu tư vào 31 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,3 tỷ USD