Những mặt hạn chế khi xây dựng án cao ốc ở các quận ngoại thành

0
365

  • Tuy đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế nhưng mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp tư nhân vẫn là tìm kiếm lợi nhuận nên cũng đã làm phát sinh nhiều vấn đề.
  • Các dự án được xây dựng quá nhiều làm cho môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi từ các công trường, nước thải đổ ra sông, ô nhiễm tiếng ồn… Đồng thời tốc độ “đô thị hóa” nông thôn quá nhanh đã làm môi trường sinh thái ở nông thôn cũng bị ảnh hưởng. Người dân muốn chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp nên sẽ làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị suy giảm.
  • Góp phần làm phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Bởi những “cơn sốt” đất đai vừa qua trên thị trường bất động sản chỉ đem lại lợi nhuận cho người giàu và các công ty địa ốc, còn người nghèo thì càng khó có cơ hội tìm được nơi ở.
  • Chính vì “chạy” theo lợi nhuận, đã làm phát sinh một tình trạng trong thị trường bất động sản, đó là “Đầu cơ”. Mua thật nhiều đất hoặc nhà ở các dự án với giá rẻ, sau đó lợi dụng giá đất lên bán lại với mức giá cao hơn rất nhiều so với lúc mua nhằm thu lợi.
  • Do lợi nhuận, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty nước ngoài chỉ tập trung đầu tư vào những dự án cao ốc, chung cư cao cấp dành cho người có thu nhập khá trở lên mà quên mất những người lao động bình thường, có mức thu nhập trung bình. Mà họ lại chính là bộ phận đông đảo nhất của xã hội.
  • Chất lượng các công trình không đảm bảo, nhiều công trình vừa xây xong đã lún, đã nghiêng thậm chí chưa xây xong đã sập. Đó là do khi thi công, những công trình này đã bị “rút ruột”. Kinh phí xây dựng là 100% đến khi thi công thì chỉ còn 70%-80% hay có khi chỉ là 50%. Mà kinh phí giảm so với mức dự toán thì chỉ có thể giảm bớt vật liệu xây dựng hay thay những vật liệu loại tốt bằng những vật liệu khác giá thành rẻ hơn. Thí dụ như rút bớt lượng sắt thép trong khi làm móng, lúc xây thì trộn cát nhiều hơn xi măng… và còn vô số những cách khác mà các đơn vị thi công, các nhà thầu sử dụng để “rút ruột” công trình. Và đương nhiên, những khoảng 20%-30% hay là 50% kia sẽ “chảy” vào túi của các “ông chủ”, các nhà thầu hay của các vị có thẩm quyền đã góp phần đem những dự án tới các nhà thầu mong muốn có nó.